Khi đi du lịch, đi phượt, hay tracking các thể loại thì một trong những việc bạn thích thú được làm là chụp lại những kỷ niệm, khung cảnh trên những cung đường mình đi qua đúng không nào?
Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của mình để giúp bạn ghi lại những hình ảnh dã ngoại của mình để nó lung linh nhất có thể. Hãy cùng xem nhé!
1. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị
Để sáng tác ảnh thì điều tất yếu là phải có thiết bị cần thiết rồi. Ngoài máy ảnh và lens ra thì có thể bạn cần phải chuẩn bị thêm cho mình một vài món sau:
Bộ thiết bị chụp ảnh phong cảnh cơ bản
– Chân máy (tripod)
– Loa che sáng cho lens (lens hood)
– Trigger hoặc remote điều khiển chụp
– Một số loại filter như: ND, GND, CPl,…
– Bộ kit vệ sinh máy ảnh
– Pin dự phòng
– Một số phụ kiện khác bảo vệ máy ảnh trong điều kiện chụp ảnh khắc nghiệt
2. Sử dụng chân máy
Trên những cung đường du lịch, sẽ có những cảnh mà bạn chỉ cần giơ máy lên rồi chụp nhanh bắt khoảnh khắc. Bên cạnh đó sẽ có những lúc bạn dừng lại nghỉ chân, có thật nhiều thời gian thì chân máy (tripod) sẽ là một trợ thủ đắc lực.
Đang xem: ảnh chụp người và cảnh đẹp
Chân máy (tripod) là công cụ đắc lực để chụp ảnh phong cảnh
Lợi ích khi đặt máy ảnh lên tripod là bạn có thể chỉnh chế độ hẹn giờ (timer) để cho máy ảnh tự động chụp cả nhóm trước một khung cảnh đẹp.
Chụp ảnh nhóm bạn đi phượt dễ dàng hơn khi sử dụng chân máy ảnh kết hợp chế độ chụp hẹn giờ
Bên cạnh đó thì bạn còn có thể làm nhiều thứ với chân máy như phơi sáng, chụp cảnh đêm với ISO thấp để cho chất lượng ảnh tốt nhất,…
3. Chọn thông số chụp phù hợp
Khác với thể loại chụp ảnh chân dung thường sử dụng trường ảnh nông (rõ chủ thể, mờ tiền cảnh và hậu cảnh) thì với thể loại ảnh phong cảnh bạn cần chỉnh thông số sao cho ảnh phải rõ nét toàn khung
Khi chụp ảnh phong cảnh cần trường ảnh sâu để mọi thứ trong khung đều hiện lên rõ nét
Để làm được vậy thì bạn chỉ đơn giản khép khẩu độ lại, để khẩu độ nhỏ trong khoảng từ F/8 đến F/16
Mẹo ở đây là bạn hãy chuyển sang chế độ chụp Av (ưu tiên khẩu độ). Sau đó, bạn chọn ISO thấp nhất là khoảng 100, chọn khẩu độ bạn muốn chụp và việc còn lại để máy ảnh tính toán tốc độ màn trập (shutter speed) giúp bạn
Bên cạnh đó thì bạn cũng đừng nghĩ là sẽ khép khẩu nhỏ nhất như F/22 thì sẽ có trường ảnh sâu nhất và ảnh rõ nhất. Trái lại việc làm này sẽ làm ảnh của bạn bị giảm chất lượng cho gặp phải hiện tượng nhiễu xạ (diffraction)
Ví dụ khi ảnh bị nhiểu xạ. Ở khẩu độ F/22 tuy có trường ảnh sâu hơn nhưng độ sắc nét lại kém hơn khi chụp ở F/5.6
4. Chọn khung giờ vàng
Ánh sáng rất quan trọng trong nhiếp ảnh. Một tấm ảnh có ánh sáng đẹp sẽ tạo nhiều cảm xúc hơn cho người xem. Và thời điểm bạn có thể chụp với ánh sáng đẹp nhất chính là khung giờ vàng (thường được gọi golden hour hoặc là magic hour)
Ảnh chụp vào khung giờ vàng (golden hour) sẽ có được thứ ánh sáng ảo diệu
Khung giờ vàng là thời điểm 1 giờ sau khi mặt trời mọc và 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Lúc này ánh sáng sẽ mềm mại và có sắc đỏ ấm áp, giúp ảnh chụp của bạn trông sống động hơn
Các nhiếp ảnh gia phong cảnh chuyên nghiệp thường sẽ chỉ lựa khung giờ vàng này để chụp, giúp cho họ tạo ra những kiết tác.
Đừng bao giờ chụp cảnh lúc giữa trưa 12g khi mặt trời lên đến đỉnh nhé, đây là thời điểm ánh sáng tệ nhất trong ngày đấy. Chụp chơi để lưu lại kỷ niệm ngay lúc đó thì được chứ không thể gọi là đẹp được.
5. Bố cục ⅓
Bố cục ⅓ là loại cục đơn giản mà bạn dễ nắm bắt và thực hành nhất khi mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh.
bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh
Một mẹo để hỗ trợ chụp bố cục ⅓ chuẩn nhất là bạn hãy tìm cách bật đường lưới trong loại máy ảnh mà bạn đang sử dụng nhé nhé. Lúc này bạn sẽ thấy rõ ràng nhất đâu là 4 “điểm mạnh” trong khung hình để mà canh chỉnh.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nạp Thẻ Liên Quân 2018 Gói 3920 Quân Huy, Cách Nạp Thẻ Liên Quân 2018
6. Đường chân trời
Đường chân trời là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh phong cảnh. Một tấm ảnh chụp mà có đường chân trời bị nghiêng, méo sẽ tạm cảm giác rất khó chịu cho người xem.
Dù là với công nghệ của các phần mềm chỉnh sửa ảnh thì bạn có thể canh thẳng lại đường chân trời nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của bạn. Vì vậy hãy tập thói quen chụp đẹp ngày từ ảnh gốc bạn nhé!
Đường chân trời đặt dọc theo đường kẻ
Để canh thẳng đường chân trời sẽ có 2 cách:
Dùng kết hợp thước cân bằng của máy ảnh và tripod
thước cân bằng của chân máy tripod
thước cân bằng điện tử tích hợp trong máy ảnh
Với 6 mẹo nhỏ đơn giản trong bài viết bạn sẽ tự tin chụp ở bất cứ khung cảnh nào trên cung đường phượt của mình và cho ra những hình ảnh chất lượng.
Đây chỉ là một vài mẹo nhỏ cho những bạn mới làm quen với nhiếp ảnh. Trong những bài viết sau sẽ có tập trung hơn về một số kỹ thuật nâng cao của nhiếp ảnh phong cảnh, mời các bạn đón xem!